Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế gián thu phổ biến, đánh vào hầu hết các sản phẩm, dịch vụ có hiện nay.

I. Thuế Giá trị gia tăng là gì?

Thuế Giá trị gia tăng tiếng Anh là Value-added tax

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

II. Đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

III. Người nộp thuế Giá trị gia tăng

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

IV. Các trường hợp về Thuế suất Thuế Giá trị gia tăng

Hiện nay, có các loại Thuế suất Thuế gia trị gia tăng như sau:

- Đối tượng không chịu thuế Gía trị gia tăng

- Đối tượng Không phải kê khai, tính thuế Giá trị gia tăng

- Đối tượng chịu Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%

- Đối tượng chịu Thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%

- Đối tượng chịu Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%

V. Tổng hợp Luật, Thông tư mới nhất về Thuế Giá trị gia tăng

1. Văn bản hợp nhất

Văn bản hợp nhất Thuế Giá trị gia tăng số 16/VBHN-BTC ngày 17/06/2015

Văn bản hợp nhất Thuế Giá trị gia tăng số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016

Văn bản hợp nhất Thuế Giá trị gia tăng số 14/VBHN-BTC ngày 09/05/2018.

2. Luật

Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008

Luật Thuế Giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng.

Luật Thuế Giá trị gia tăng số 106/2016/QH13 ngày 01/07/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.

3. Nghị định

Nghị định số 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT

4. Thông tư

Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 20/2013/NĐ-CP

VI. Ý nghĩa của Thuế Giá trị gia tăng:

Thuế Giá trị gia tăng là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước.

Thuế Giá trị gia tăng đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, giúp điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế Giá trị gia tăng là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước ra các chính sách ưu đãi cho các ngành nghề cụ thể.

Với việc áp dụng thuế suất 0%, Nhà nước đang thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ kế toán thuế hoặc những dịch vụ khác liên quan, hãy liên hệ ngay đến Vibetax để được tư vấn miễn phí và đăng ký sử dụng dịch vụ bằng những cách thức sau đây:

THUẾ & KẾ TOÁN VIBETAX

 Hotline: 0707 123 369- 0906 469 975 (zalo)

 Website: https://www.vibetax.vn/

 Email:  info.vibetax@gmail.com